Dịch vụ xử lý dữ liệu phim và sao chép dvd
Các thiết bị lưu trữ dữ liệu cho bộ nhớ lâu dài bao gồm: Đĩa cứng, Đĩa mềm, Đĩa quang, Băng từ, ROM, các loại bút nhớ...
Các thiết bị lưu trữ dữ liệu tạm thời trong quá trình làm việc: RAM máy tính, Cache...
HDMedia hiện nay mở dịch vụ lưu trữ dữ liệu lâu dài trên các thiết bị như: DVD, CD, băng Betacam, DV, MiniDV,... Chúng ta sẽ tìm hiểu qua một vài phương thức này.
DVD - CD: DVD có nhiều điểm giống CD. Chúng đều có đường kính 12 cm cho loại tiêu chuẩn, hay 8 cm cho loại nhỏ. Nhưng DVD có cách lưu dữ liệu khác, với cách nén dữ liệu và các lớp quang học có khả năng chứa nhiều dữ liệu hơn CD gấp 7 lần hoặc hơn thế nữa. Về cấu trúc phần mềm, DVD cũng khác CD ở chỗ chúng đều chứa hệ tập tin, gọi là UDF, một phiên bản mở rộng của tiêu chuẩn ISO 9660 cho CD chứa dữ liệu.
Băng Betacam - miniDV: Năm 1982, Sony giới thiệu máy quay phim kết hợp hạng cao cấp gọi là "BETACAM". Lúc đầu, những người quay phim không thích BETACAM vì với máy này người quay phim phải làm luôn công việc của kỹ sư hình ảnh, vừa điều khiển máy quay vừa điều khiển máy ghi băng. Tuy nhiên với BETACAM, người quay phim di chuyển tự do hơn vì không còn dây nối với máy ghi băng nữa, do đó máy BETACAM trở thành chuẩn. Năm 1983, Sony giới thiệu Betamovie cho giới tiêu dùng. Một kỹ thuật mới được dùng để giảm kích thước đầu ghi băng. Nhưng máy vẫn còn rất lớn so với những máy thời nay, không thể cầm nó bằng một tay được, khi dùng phải để trên vai. Dù lớn như vậy, nó vẫn chưa có chức năng quay ngược băng, phát lại băng để xem, không có màn hình điện tử, chỉ có lỗ ngắm quang học. Hầu hết các máy quay phim kết hợp đều thiết kế cho người thuận tay phải dùng, rất ít máy tiện dùng cho cả hai tay.
Trong vài năm, các nhà sản xuất đưa ra hai dạng băng ghi hình mới cho các máy di động: dạng VHS-C và dạng 8mm. VHS-C là dạng thu nhỏ của VHS, nó có thể ghi hình được 30 phút. Đặt băng VHS-C một hộp chuyển đổi rồi đưa vào đầu máy VHS thông dụng là xem được ngay. VHS-C giúp cho các hãng sản xuất máy quay kiểu VHS nhỏ nhưng lại bị hạn chế về thời gian. Dạng băng 8mm làm cho máy quay vừa nhỏ vừa ghi hình lâu.
Băng 8mm đặt ra một sự bù trừ nơi người sử dụng. Một mặt nó cho phép ghi hình chất lượng cao và thời gian lâu hơn băng VHS/VHS-C. Mặt khác người ta không thể phát băng đó bằng máy VCR VHS thông dụng mà phải sang băng từ máy quay sang VCR trước khi xem.
Sự phổ biến của băng VHS trong các máy VCR và các băng video cho thuê đã bảo đảm cho VHS-C một sự tồn tại cạnh băng 8mm. Những người quay phim nghiệp dư khó tính thích dùng băng 8mm vì nó thích hợp với việc làm phim hơn, Nhưng những người dùng bình thường thì lại thích dùng băng VHS-C. Một điểm quan trọng khác là máy camcorder VHS-C hạng thấp rẻ hơn máy 8mm. Năm 1990, Sharp ngừng sản xuất máy loại VHS-C, chỉ còn JVC và Panasonic sản xuất và loại máy này từ từ bị đào thải.
Cuối thập kỷ 1990, băng miniDV bắt đầu được dùng ở các máy camcorder. Hộp băng này còn nhỏ hơn hộp băng 8mm, làm cho máy nhỏ gọn hơn nữa. Kỹ thuật số dùng ghi băng miniDV cho chất lượng hình và tiếng hơn hẳn những máy camcorder analog tốt nhất (loại SVHS-C và Hi8.) Ngoài loại băng miniDV, còn có loại máy camcorder digital dùng băng Digital8 hoặc đĩa DVD.
Hiện nay ta có thể kể ra các loại băng thông dụng như: Digital Betacam L tape, Betacam SX S tape, HDCAM Tape, HDCAM SR Tape.
Hệ PAL và NTSC: NTSC là tiêu chuẩn video tương tự được sử dụng ở Bắc Mỹ và hầu hết Nam Mỹ. Ở tiêu chuẩn NTSC có 30 khung hình ảnh được truyền đi trong mỗi giây. Mỗi khung hình được tạo bởi 525 dòng quét đơn.
PAL cũng là tiêu chuẩn video tượng tự, nhưng so với NTSC số dòng quét cao hơn, lên tới 625 dòng đơn cho mỗi khung hình. Nhưng số khung truyền đi trong mỗi giây là 25 khung.
Sự khác biệt giữa PAL và NTSC bắt đầu sâu xa từ hệ thống năng lượng mà thế giới đang sử dụng. Ở Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, và một số quốc gia ở Châu Mỹ sử dụng hệ thống điện có tần số 60Hz, vì lý do về kỹ thuật xử lý thông tin số dải truyền đi phụ thuộc vào tần số của dòng điện. Vì vậy tín hiệu được xử lý và truyền đi thành 60 dải trong một giây (thông thường còn gọi là tần số quét ngang 60Hz). Chúng ta biết hầu hết các công nghệ truyền hình hay video đều sử dụng công nghệ Interlace Scan (công nghệ quét dòng xen kẽ) để tạo nên một hình ảnh hoàn thiện. Do tốc độ quét quá nhanh nên 2 dải quét này người ta coi nó tạo thành một khung hình. Vì vậy với 60 dải được truyền đi trong giây tạo thành 30 khung hình trong một giây. Đó cũng chính là nguyên do tạo nên 30 khung hình/s cho chuẩn NTSC.
Còn hệ PAL thì sao??, chúng ta biết ở các nước Châu Âu, một số nước Châu Á trong đó có Việt Nam chúng ta sử dụng hệ thống điện có tần số là 50Hz, bằng cách giải thích tương tự như trên hệ PAL sẽ có số khung truyền đi trong một giây là 25 khung hình/s.
Thử so sánh hai hệ về chất lượng hình ảnh : Rõ ràng với 625 dòng quét và 525 dòng quét hệ PAL cho chúng ta hình ảnh sắc nét hơn hẳn hệ NTSC. Nhưng với 30 khung hình/s so với 25 khung hình/s thì hệ NTSC cho chúng ta hình ảnh mợt hơn rất nhiều. Một điều chúng ta nên chú ý là khi chuyển hình ảnh từ NTSC sang PAL hình ảnh sẽ bị mờ hơn so với khi xem nguyên bản. Bởi kích thước khung ảnh phóng lên sẽ bị giãn ra, do vậy chất lượng sẽ kém hơn. Còn chuyển từ PAl sang NTSC có thể gây ra hình ảnh bị giật, do số khung hình/s của PAL ít hơn NTSC.
Ngoài tần số quét ngang còn có tần số quét dọc, chính vì vậy tạo nên kích thước khung hình của hai hệ này cũng khác nhau, vì vậy khi xem chúng ta vẫn thường thấy một số hiện tượng co hình (không full màn hình) ở một số bộ phim hay một số kênh truyền hình.
Hiện nay, HDMedia hỗ trợ quý khách chuyển đổi CD, VCD, DVD; Betacam, DV, MiniDV, VHS, Cassette, file máy ảnh, thẻ nhớ, USB Flash, điện thoại di động ... In sang băng BETACAM, DV, VHS ... Chỉnh sửa, chuyển hệ ... Tạo đĩa master DVD với menu tương tác....
HDMEDIA